Tin tức

Triệu chứng bệnh trĩ

26/05/2017

Trĩ là bệnh khá phổ biến. Người xưa có câu: “Thập nhân cửu trĩ”, có nghĩa là cứ 10 người thì có 9 người ít nhất một lần trong đời bị mắc bệnh trĩ. Trĩ sẽ phát triển thành bệnh ngay khi cơ thể có các yếu tố nguy cơ. Do đó, bạn cần thường xuyên lắng nghe cơ thể để sớm nhận biết ngay khi bệnh còn nhẹ để có thể điều trị khỏi bệnh nhanh chóng. Để đến khi bệnh đã nặng mới điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém nhiều chi phí.

Trĩ là bệnh khá phổ biến. Người xưa có câu: “Thập nhân cửu trĩ”, có nghĩa là cứ 10 người thì có 9 người ít nhất một lần trong đời bị mắc bệnh trĩ. Trĩ sẽ phát triển thành bệnh ngay khi cơ thể có các yếu tố nguy cơ. Do đó, bạn cần thường xuyên lắng nghe cơ thể để sớm nhận biết ngay khi bệnh còn nhẹ để có thể điều trị khỏi bệnh nhanh chóng. Để đến khi bệnh đã nặng mới điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém nhiều chi phí.

1. Triệu chứng của bệnh trĩ:

- Chảy máu: Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất. Lúc đầu máu chảy ít và rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi thấy máu ở giấy vệ sinh và vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đại tiện phải rặn do táo bón thì máu chảy thành giọt hoặc thành tia như cắt tiết gà, máu có màu đỏ tươi. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu lại chảy. Có khi bệnh nhân đại tiện ra máu cục do máu từ búi trĩ chảy vào lòng trực tràng, đọng lại thành cục ở đó.

- Đau: hiện tượng đau có thể không xảy ra, chỉ thấy cồm cộm, vương vướng. Nhưng cũng có thể đau thật sự trong các trường hợp có biến chứng sau đây:

+ Tắc mạch: Xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ.
+ Nghẹt: Búi trĩ sa ra ngoài và phù nề, sưng to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được.
+ Nứt hậu môn
+ Nhiễm khuẩn: viêm khe, viêm nhú
+ Xuất hiện ổ áp xe ở hậu môn

- Sa búi trĩ: Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian có dấu hiệu chảy máu khi đại tiện. Lúc đầu, xuất hiện khối nhỏ (khối thịt thừa) lồi ra ở lỗ hậu môn. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần, từ hạt gạo, hạt đỗ, hạt lạc... và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn, kích thước thì càng lớn dần vướng víu, căng tức.
Do người bệnh bị chảy máu nhiều nên cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, búi trĩ sa ra ngoài gây đau rát, khó chịu và vướng víu làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân giảm sút. 

2.Chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào?

Thăm trực tràng bằng ngón tay, soi hậu môn, soi trực tràng đại tràng để chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ với các bệnh khác. Một số bệnh có triệu chứng  giống như bệnh trĩ, nên rất dễ nhầm lẫn, ví dụ như:
- Ung thư đại tràng, trực tràng: Bệnh nhân đại tiện ra rất nhiều máu, có khi đại tiện nhiều máu cục do đọng lâu trong lòng ruột. Máu thường lẫn với phân và chất nhày, không có màu đỏ tươi mà đỏ lờ lờ. 
- Viêm loét trực tràng, đại tràng chảy máu: Người bệnh chảy máu khá nhiều.
- Polyp trực tràng – đại tràng: triệu chứng duy nhất là chảy máu.
- Sa trực tràng: có búi sa ra ngoài nhưng không phải búi trĩ mà là niêm mạc trực tràng.

Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trĩ, chúng ta cần đi khám để xác định chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Tin nổi bật

Tin tức mới

Bài viết liên quan

Liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 6612