26/07/2017
Củ tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, nó cùng họ với các loại hành.Tỏi được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn, gia vị và còn sử dụng để làm thuốc trong tây y cũng như y học cổ truyền rất hiệu quả.
Củ tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, nó cùng họ với các loại hành.Tỏi được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn, gia vị và còn sử dụng để làm thuốc trong tây y cũng như y học cổ truyền rất hiệu quả.
Thành phần công hiệu của tỏi
Tỏi chứa các chất dinh dưỡng, còn có tinh dầu mang mùi hôi đặc trưng và các thành phần khác nữa, thành phần công hiệu chính là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa germani và selen hoạt tính sinh lý thấy rõ với hàm lượng rất cao, trong đó hàm lượng germani của tỏi luôn cao hơn nhiều so với hàm lượng germani chứa trong nhân sâm; trà xanh; trà đỏ…
Tác dụng “thực liệu” của tỏi chủ yếu là allycin. Trong tỏi tươi, không có allycin tự do, chỉ có tiền chất của nó là men allynin tồn tại trong tỏi với hình thức không hôi. Một khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt, xúc tiến allynin hình thành allycin, chất này không ổn định, khi gặp nhiệt hay dung môi hữu cơ sẽ phân giải thành các hợp chất sulfur. Thành phần chứa sulfur trong tỏi đạt hơn 30 loại, trong đó diallyl sufide là hợp chất sulfur có hoạt tính mạnh nhất.
Tác dụng thần kỳ của tỏi
“Vệ sĩ” kháng khuẩn: hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm rất mạnh, từ xưa vốn được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, được gọi là chất kháng sinh thiên nhiên. Hàng ngàn năm qua các nước Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Việt Nam... ứng dụng tỏi làm thức ăn cũng như làm thuốc cổ truyền. Dùng lâu dài giúp dự phòng cảm cúm và lây nhiễm từ vi khuẩn và virus. Bên cạnh đó, tỏi còn ức chế các khuẩn gây bệnh đường ruột, trợ giúp điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa.
Khắc tinh của ung thư: hợp chất sulfur trong tỏi không chỉ trực tiếp giết tế bào khối u, hơn nữa còn thông qua các ngõ ngách có tác dụng sát thương gián tiếp với các tế bào khối u. Nitrat là tiền thân của chất gây ung thư nitrosamine, tỏi ức chế nitrat trong dịch vị biến chuyển thành nitrite, ngăn cản hình thành nitrosamine, từ đó phòng ngừa được ung thư dạ dày phát sinh. Tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của các hóa chất có độc, kim loại nặng, độc tố và chất gây ung thư đối với cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư da, ung thư trực tràng, thực quản, mũi họng, gan, với nguyên do là tỏi phòng ngừa sự hình thành của các gốc tự do; bên cạnh đó, trong tỏi chứa nhiều germani và selen giúp cơ thể chống đột biến, tăng khả năng chống ung thư. Nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn tỏi hàng ngày, giúp sát khuẩn, tăng tuổi thọ. Người thường ăn tỏi, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn 50% so với người không thường ăn tỏi. Hơn nữa, người ăn nhiều tỏi tỉ lệ mắc ung thư trực tràng cũng rất thấp.
“Công nhân vệ sinh” của mạch máu: tỏi ức chế hấp thu cholesterol, giảm bớt hấp thu cholesterol tại ruột non, từ đó giúp quân bình của cholesterol. Mỗi người đều biết, nhiều bệnh đều do mỡ máu quá cao gây ra, rất nhiều thức ăn thường ngày như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thịt mỡ…, sau khi ăn sẽ dẫn đến tăng mỡ máu, nếu ăn kèm với tỏi, chiều hướng tăng mỡ trong máu sẽ bị khống chế. Ngoài việc giúp giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối (thrombi), vì thế tỏi có tác dụng dự phòng với bệnh tim mạch. Chuyên gia tim mạch học người Đức khám phá rằng, động mạch chủ của người thường ăn tỏi giàu tính đàn hồi hơn so với người không ăn tỏi. Bên cạnh đó, tỏi cũng có tác dụng giảm áp nhất định. Người bệnh tăng huyết áp mỗi sáng ăn vài tép tỏi ngâm giấm sẽ giúp hạ áp.
“Thần hộ vệ” cho hệ miễn dịch: trong tỏi chứa rất nhiều chất có ích cho cơ thể, nâng cao tế bào miễn dịch; miễn dịch thể dịch và chức năng miễn dịch không đặc thù của cơ thể. Allycin chứa trong tỏi kích hoạt tế bào nuốt ẩn trong khối u, làm tăng số lượng tế bào hạt trung tính, thực bào và tế bào lympho, bao vây tế bào ung thư làm cho bị thoái hóa hay chết do bị “giải thể”, từ đó tăng khả năng miễn dịch cơ thể, trì hoãn lão hóa.
Ăn tỏi như thế nào đạt hiệu quả nhất?
Băm nhuyễn ăn: tỏi tốt nhất băm thật nhuyễn, và để trong không khí 10 - 15 phút mới ăn. Bởi lẽ trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzym thì tỏi mới phóng thích ra allycin. Vì vậy, nếu muốn đạt hiệu quả bảo vệ sức khỏe tốt nhất:
- Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu, enzym sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra thành phần hiệu nghiệm là allycin, mất hiệu nghiệm đến 90%.
- Nếu đã băm nhuyễn mới nấu, có thể thông qua tác dụng của enzyme phóng thích allycin với kết cấu ổn định hơn, cho dù nấu chín thì vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.
Chẳng phải ăn nhiều là tốt: tỏi tuy có công hiệu thần kỳ, nhưng chẳng phải ăn nhiều là tốt. Tỏi không chỉ có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày, ăn nhiều tỏi còn sẽ kích thích mắt, dễ gây ra viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt…
Không nên ăn tỏi lúc bụng đói: tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột, vì thế không nên một lần ăn quá nhiều tỏi, cũng như cố gắng không ăn tỏi lúc bụng đói. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng tuyệt đối không được ăn tỏi.
Ăn tỏi như thế nào không bị hôi miệng?
Tác dụng bảo vệ sức khỏe của tỏi mỗi người đều biết, trên thực tế có nhiều người không ăn tỏi, vì e rằng sau khi ăn tỏi sẽ hôi miệng, ảnh hưởng sự giao du với người khác. Thật ra, sau khi ăn tỏi dùng tách cà phê (không đường) súc miệng, uống sữa bò hay trà xanh, đều có tác dụng tiêu trừ hôi miệng. Còn có thể nhai một ít lá trà hay bột cà phê trong miệng hiệu quả càng tốt. Ngày thường chuẩn bị một ít kẹo chewing gum cũng có thể trợ giúp cho ta sau khi ăn tỏi.
Tỏi tốt nhất băm thật nhuyễn, và để trong không khí 10-15 phút mới ăn |
(Trích nguồn: Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế)
TRAPHACO
Tin nổi bật
Tin tức mới
Bài viết liên quan