Ở Nam Định, cây dược liệu, đặc biệt là cây đinh lăng đang được hướng đến quy hoạch vùng. Loại cây dược liệu quý này không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân mà còn góp phần làm giàu cho họ. Chúng tôi đã có dịp tìm hiểu mô hình làm giàu từ cây dược liệu này của người nông dân trong chuyến công tác về Nam Định.
Điên điển thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước. Lá điên điển nấu nước để uống, được xem như chất tẩy xổ, làm dịu đau, trục giun sán và kháng sinh, chống viêm sưng. Cây điên điển còn gọi là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên, điền thanh thân tia, Sesban-River Bean, tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Củ tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, nó cùng họ với các loại hành.Tỏi được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn, gia vị và còn sử dụng để làm thuốc trong tây y cũng như y học cổ truyền rất hiệu quả.
Bìm bìm là loài cây có hoa đẹp, nhiều màu sắc lại mọc nhanh và không cần chăm sóc cầu kỳ, nên ở nhiều nước cây thường được trồng làm cảnh, cho leo lên những tấm phên dựng đứng hoặc trên bờ rào, nhìn vào rất đẹp và vui mắt.
Cây Đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – nhà đại danh y của dân tộc ta ví như “nhân sâm”. Có tên gọi như vậy vì Đinh lăng là dược liệu quí có tác dụng bồi bổ sinh lực và trí lực.