26/05/2017
Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, có tỷ lệ người mắc khá cao, nhất là những người trên 50 tuổi. Với những triệu chứng như đi đại tiện ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn… trĩ làm cho người bệnh đau đớn, tinh thần không thoải mái. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Nguyên nhân tình trạng điều trị muộn là do bệnh ở vùng kín đáo, bệnh nhân thường e ngại, xấu hổ khi đi khám.
Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, có tỷ lệ người mắc khá cao, nhất là những người trên 50 tuổi. Với những triệu chứng như đi đại tiện ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn… trĩ làm cho người bệnh đau đớn, tinh thần không thoải mái. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Nguyên nhân tình trạng điều trị muộn là do bệnh ở vùng kín đáo, bệnh nhân thường e ngại, xấu hổ khi đi khám.
1. Phân loại bệnh trĩ
Trĩ được tạo thành do những mô tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng lên, tạo thành các búi phát triển to dần và có thể lồi ra ngoài. Có ba loại trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
- Trĩ ngoại: Hình thành phía dưới cơ thắt hậu môn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Trĩ nội: Hình thành phía trên cơ thắt hậu môn, chỉ nhìn thấy khi soi hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp: trường hợp có cả trĩ nội và trĩ ngoại thì lúc đầu trĩ nội và trĩ ngoại phân cách nhau bởi vùng lược, nhưng về sau, trĩ nội thông với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.
Búi trĩ nội và búi trĩ ngoại trong ống hậu môn.
Phần lớn bệnh nhân khi đến điều trị ở bệnh viện là trĩ hỗn hợp. Khi thăm khám phải xác định chính xác mức độ của trĩ để chọn phương pháp điều trị thích hợp. Người ta chia trĩ nội ra 4 mức độ:
- Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch bị giãn thành từng búi, lồi vào trong lòng trực tràng.
- Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch giãn nhiều hơn, khi đại tiện thì búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, đại tiện xong búi trĩ tự tụt vào trong.
- Trĩ nội độ 3: Cứ mỗi lần đi đại tiện, đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng, búi trĩ lại sa ra ngoài. Khi đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.
- Trĩ nội độ 4: Các búi trĩ đã khá to, không đẩy tụt vào trong được, búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ:
Có nhiều yếu tố được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
Táo bón: những người bị táo bón mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều. Khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần làm sưng các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng, tạo thành các búi trĩ.
Hội chứng lỵ: những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
Tăng áp lực ổ bụng: bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, dãn phế quản, ho nhiều, người khuân vác nặng, phụ nữ chuyển dạ... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
Tư thế đứng: các nghiên cứu ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may... khá cao.
Ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu, làm các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
TRAPHACO
Tin nổi bật
Tin tức mới
Bài viết liên quan