Tin tức

Chăm sóc đôi mắt cho người cao tuổi

23/05/2017

Dấu vết của thời gian qua đi, tuổi già gần kề luôn biểu hiện rõ nhất ở đấng sinh thành của chúng ta là trên đôi mắt. Ở người cao tuổi, đến giai đoạn nào đó bỗng nhiên mắt bị nhức dữ dội, nhìn thấy hình ảnh mờ hẳn. Hoặc hình ảnh bị sai lệch, khoảng không gian trước mắt cứ thu hẹp dần, rồi một ngày đôi mắt của cha mẹ chúng ta cũng khó lòng nhận ra chúng ta nữa. Càng về già, việc chăm sóc, giữ gìn đôi mắt rất quan trọng vì các chức năng cơ bản hầu như đều bị suy yếu và lão hóa theo thời gian. Từ đó dẫn đến việc khó cải thiện hoặc phục hồi khi tổn thương.

Dấu vết của thời gian qua đi, tuổi già gần kề luôn biểu hiện rõ nhất ở đấng sinh thành của chúng ta là trên đôi mắt. Ở người cao tuổi, đến giai đoạn nào đó bỗng nhiên mắt bị nhức dữ dội, nhìn thấy hình ảnh mờ hẳn. Hoặc hình ảnh bị sai lệch, khoảng không gian trước mắt cứ thu hẹp dần, rồi một ngày đôi mắt của cha mẹ chúng ta cũng khó lòng nhận ra chúng ta nữa. Càng về già, việc chăm sóc, giữ gìn đôi mắt rất quan trọng vì các chức năng cơ bản hầu như đều bị suy yếu và lão hóa theo thời gian. Từ đó dẫn đến việc khó cải thiện hoặc phục hồi khi tổn thương.

1. Một số bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi.

a. Cườm nước (glaucoma, tăng nhãn áp)

Những người ngoài 40 tuổi nên định kỳ đến bác sĩ nhãn khoa để khám, kiểm tra nhãn áp nhằm phát hiện bệnh cườm nước (nếu có). Căn bệnh này xuất hiện do các tế bào ở trong mắt (vùng bè) bị lão hóa, mất tính đàn hồi, bít kín đường ra của thủy dịch. Thủy dịch không thoát ra ngoài được khiến áp suất trong mắt tăng lên. Nguyên nhân  gây cườm nước còn do thủy tinh thể có kích thước lớn, gây nghẽn đường thoát của thủy dịch. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến mù lòa.

Để phòng bệnh cườm nước, ngoài việc khám mắt định kỳ hằng năm, người cao tuổi cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vận động và xoa mắt để thủy dịch lưu thông, máu lưu thông đến mắt nhiều, giúp tế bào thần kinh được khỏe mạnh.

b. Khô mắt

Từ tuổi 50, các tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém gây nên tình trạng khô mắt. Tình trạng này cũng có thể là hậu quả của việc dùng thường xuyên các thuốc chống dị ứng, cườm nước, bệnh tim... Khi bị khô mắt, mắt bị kích thích, khó chịu như có cát ở trong.

Chăm sóc: Nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên, tránh những nơi bụi bặm, không khí ô nhiễm; hạn chế làm việc với màn hình vi tính, không đọc sách trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, cần giảm sử dụng các thuốc có tác dụng phụ gây khô mắt; đeo kính mát khi ra nắng, gió.

c. Cườm khô (đục thủy tinh thể)

Đến tuổi 60, nhiều người thấy mắt mờ dần, không đau nhức, đeo kính không thấy sáng, hoặc đang phải đeo kính lão thì nay không phải đeo nữa. Đó là tình trạng thủy tinh thể bắt đầu bị đục hay thay đổi chiết xuất, biểu hiện của bệnh cườm khô.

Khi thủy tinh thể đã bị đục thì cách điều trị duy nhất là mổ để thay thủy tinh thể nhân tạo trong suốt, giúp mắt sáng trở lại. Hiện nay, với kỹ thuật mổ Phaco (làm tan thủy tinh thể và hút ra), việc thay thủy tinh thể được thực hiện rất dễ dàng, không đau, thị lực phục hồi rất nhanh.

d. Suy thoái hoàng điểm

Ở tuổi 65 - 70 trở đi, vùng hoàng điểm ở võng mạc bắt đầu bị tổn hại, các tế bào tại trung tâm võng mạc suy thoái dần, gây bệnh suy thoái hoàng điểm. Bệnh cũng không gây đau nhức nhưng làm mắt mờ dần theo thời gian. Khi chăm chú nhìn một vật nào đó, bệnh nhân sẽ không thấy gì, hoặc thấy hình ảnh méo mó (chẳng hạn khi nhìn vào vạch kẻ thẳng thì lại thấy cong). Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh này càng lớn.

Hiện ở Việt Nam chưa điều trị được thoái hóa hoàng điểm. Để giúp người bệnh đọc và viết được, có thể dùng kính đặc biệt phóng hình lớn hay máy điện tử chiếu trên màn hình.

Để đề phòng căn bệnh này, người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, không dùng thức ăn có mỡ động vật; uống vitamin A, C, E và thuốc chống các chất ôxy hóa (selen, kẽm...). Ngoài ra, cần tập thể dục đều đặn, tránh stress, thư giãn tinh thần và đeo kính chống tia cực tím khi ra nắng.

2. Một số biện pháp để chăm sóc mắt ở người cao tuổi

a. Đến bác sĩ để kiểm tra định kỳ

Ở người già, nguy cơ bị mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường rất cao, hai bệnh lý này là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt và gây khó khăn nếu tiến hành điều trị. Nếu biết kiểm soát tốt những bệnh này, người cao tuổi có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh khá cao.

b. Không sử dụng thuốc lá

Ngay cả chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng không thể bù đắp những tổn thất về mắt do khói thuốc lá gây ra và tiếp xúc với khói thuốc. Những thay đổi về sinh lý có thể gây thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể mắt cũng do khói thuốc lá.

c. Chế độ đinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và chất béo chứa axit omega-3. Khẩu phần ăn có nhiều rau lá màu xanh đậm, củ quả màu vàng và cam chứa nhiều beta carotene, lutein và zeaxathin giúp đề phòng thoái hóa điểm vàng do tuổi già mang lại. Bệnh mắt do lão hóa cần tiêu thụ thực phẩm chứa vitamin C và E, Vitamin A, B1, B2 và các carotene thiết yếu gấp đôi so với đôi mắt bình thường.

d. Sử dụng các thảo dược giúp thanh can sáng mắt như cúc hoa, thảo quyết minh…  

e. Tạo cuộc sống vui vẻ: Ngoài việc chăm sóc đôi mắt từ bên trong, đều cần nhất là tạo đều kiện để người già luôn vui vẻ, thoải mái. Cuộc sống dịu mát, dễ chịu sẽ đánh tan những quầng thâm trên bọng mắt, vùng da quanh mắt trở nên mềm mại hơn.
 

Tin nổi bật

Tin tức mới

Bài viết liên quan

Liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 6612