Tin tức

Bệnh trĩ - có cần phẫu thuật?

19/01/2017

Mắc bệnh trĩ dai dẳng khiến người bệnh có hai thái cực: Một là sợ hãi nếu phải phẫu thuật, hai là muốn phẫu thuật cho “khỏi hẳn”. Đối tượng sợ phẫu thuật luôn tìm mọi cách để giảm bớt tình trạng bệnh, cốt làm sao không phải phẫu thuật

Sợ phẫu thuật nhưng muốn khỏi trĩ!

Mắc bệnh trĩ dai dẳng khiến người bệnh có hai thái cực: Một là sợ hãi nếu phải phẫu thuật, hai là muốn phẫu thuật cho “khỏi hẳn”. Đối tượng sợ phẫu thuật luôn tìm mọi cách để giảm bớt tình trạng bệnh, cốt làm sao không phải phẫu thuật. Người bệnh cũng rất ngại ngùng trong việc đi khám do đây là bệnh ở “vùng kín”, hay tìm cách thoái thác nếu được chỉ định phẫu thuật... Đối tượng “muốn phẫu thuật” lại có suy nghĩ “muốn dứt khoát để khỏi hẳn bệnh”.

Thực ra, không phải “tự nhiên một ngày đẹp trời” bạn mắc trĩ mà đây là kết quả một quá trình dần dần, do nhiều nguyên nhân, khiến hệ tĩnh mạch hậu môn - trực tràng suy yếu. Vì thế, đã mắc trĩ, dù có phẫu thuật để cắt búi trĩ thò ra, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh (do hệ tĩnh mạch suy yếu bên trong là hoàn toàn không can thiệp được). Hơn nữa, phẫu thuật có rất nhiều biến chứng và hệ lụy có thể xảy ra. Đầu tiên là nguy cơ trong quá trình gây mê, gây tê khiến bệnh nhân có thể bị dị ứng, sốc thuốc. Sau nữa là vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, biến chứng sau mổ.

Bệnh trĩ điều trị sớm tránh khỏi bị phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn, cần thời gian để phục hồi sức khỏe. Nhiều người sau khi phẫu thuật cắt trĩ xong thường khó chịu đến mức có suy nghĩ hối hận vì đã không ăn uống kiêng khem sinh hoạt điều độ trước đó. Do hệ tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng rất phức tạp nên phẫu thuật cắt trĩ không đơn giản, có thể xảy ra các biến chứng như hẹp hay hỏng cơ vòng hậu môn. Sau khi phẫu thuật, việc đi đại tiện cũng vô cùng đau đớn. Khâu giữ vệ sinh sau mổ rất quan trọng vì sơ sẩy ra là nhiễm trùng vết mổ. Dù đã mổ cắt búi trĩ bị sa, nhưng nếu không giữ gìn vệ sinh ăn uống, bị táo bón..., người bệnh vẫn có thể tái phát bệnh trĩ.

Để không phải phẫu thuật khi mắc trĩ

Thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt trĩ khi bệnh đã ở giai đoạn 3, giai đoạn 4, búi trĩ sa xuống gây tắc mạch, có nguy cơ hoại tử. Để trĩ phát triển đến giai đoạn nặng, người bệnh cũng gặp khổ sở khi đi vệ sinh, khi ngồi (do búi trĩ cọ xát gây đau đớn). Để trĩ không chuyển sang giai đoạn nặng, mọi người phải có ý thức phòng ngừa trĩ tái phát, điều trị kiên trì đúng phác đồ ngay từ giai đoạn nhẹ 1, 2, khi mới có các biểu hiện như chảy máu, búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện sau đó tự co vào được tránh để trĩ tiến triển sang giai đoạn 3, 4. Nên sử dụng kết hợp 3 liệu pháp: thuốc + ăn uống + sinh hoạt, trong đó, sử dụng các thuốc y học cổ truyền với tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Sở dĩ nên sử dụng thuốc y học cổ truyền bởi theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu, các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau, viêm..) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến căn bệnh này hay bị tái phát. Nên sử dụng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã hết, không nên nôn nóng dừng thuốc.

Về ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Chú ý tới các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, bí đỏ, rau dền... Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) cũng giúp làm mềm phân, từ đó đi ngoài dễ dàng hơn.

Về sinh hoạt, nên tập thể dục đều đặn hàng ngày với một môn thể thao phù hợp (đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội...). Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng nhu động ruột, hỗ trợ rất nhiều cho tiêu hóa. Ngoài ra, mọi người nên có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Điều này là luyện phản xạ có điều kiện. Không nên nhịn đi vệ sinh vì sau vài lần nhịn sẽ bị táo bón, dễ gây tái phát bệnh trĩ.


Tottri là bài thuốc gia truyền của gia đình PGS.Ts Mai Tất Tố - trường đại học Dược Hà nội chuyển giao cho Công ty Cổ phần TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà Nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ.

Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người.

Tin nổi bật

Tin tức mới

Bài viết liên quan

Liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 6612