Tin tức Feb 13, 2017

Traphaco tiếp nối truyền thống ngàn đời trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người Việt

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có đạo lí tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn. Lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. Tiếp nối đạo lý cao đẹp đó, công ty CP Traphaco hàng năm đều tổ chức dâng hương tại Đền thờ Tuệ Tĩnh Thiền Sư - ông tổ thuốc Nam và Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông vào ngày 10/2/2017 vừa qua - cũng là ngày giỗ của Hải Thượng Lãn Ông

Đại diện Công ty CP Traphaco tham gia Lễ dâng hương

Cách đây hơn 800 năm, Đại danh y Tuệ Tĩnh đã khẳng định: “Thuỷ thổ, khí hậu nước Nam sinh ra con người, cây cỏ nước Nam. Chướng khí nước Nam sinh ra bệnh tật nước Nam. Thảo dược nước Nam chữa trị cho người nước Nam”. Ông đã giành cả cuộc đời để nghiên cứu cỏ cây, tìm thuốc cứu người. Những pho y pháp của ông đã đặt nền móng cho y học chính thống nước nhà. Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh.

Bốn trăm năm sau, kế thừa di sản của Đại danh y Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông đã bổ cứu với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc để viết  nên pho y truyền “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”. đưa nền y học Việt Nam lên ngang  tầm nhân loạị.

Câu nói của tiền nhân Tuệ tĩnh"Nam dược trị Nam nhân" và lý luận trong pho y truyền “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”cũng là giá trị cốt lõi của Traphaco trên con đường Xanh, trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, đoàn Traphaco cũng dâng lễ tại Dược Sơn, nơi đây chính là vườn thuốc quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Tương truyền năm xưa Hưng Đạo Đại Vương sai Phạm Ngũ Lão đem trồng dược liệu ở Dược Sơn rồi hái lá làm thuốc đắp vết thương cho quân sĩ, quả nhiên vết thương lành hẳn. Sau này Dược Sơn chính là nơi trồng và chế biến dược liệu từ cây thuốc cho quân và dân trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, thể hiện vai trò của Y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần vào công cuộc giữ nước, chống giặc ngoại xâm.